Quản lý công nghiệp không phải là một ngành mới trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm này còn khá xa lạ. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội bắt đầu đào tạo Ngành Quản lý Công nghiệp từ năm 2002, và tới năm 2016 chính thức tuyển sinh khoá đầu tiên ngành học này giảng dạy bằng tiếng Anh với tên gọi Quản lý Hệ thống Công nghiệp (Industrial Engineering and Management – IEM)
Giới thiệu chuyên ngành:
Là chuyên ngành đào tạo có từ lâu đời ở nhiều nước, các nhà quản lý hàng đầu như Tim Cook (CEO Apple), Mike Duke (CEO Walmart), Edward Earl Whitacre Jr. (cựu chủ tịch và CEO General Motors),…đã học ngành Quản lý Công nghiệp.
Các kiến thức và nội dung đào tạo của chuyên ngành này được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Chuyên ngành này được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Là ngành hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài
Chương trình đào tạo:
Học kỳ 1 đến 4: học các môn khoa học cơ bản, lý luận chính trị, giáo dục thể chất, an ninh quốc phòng.
Học kỳ 3 đến 7: học các môn chuyên ngành: Quản trị Logistics, Lập kế hoạch và điều độ sản xuất, Thống kê ứng dụng và thiết kế lấy mẫu, Quản trị dự án, Mô hình tối ưu, Thiết kế hệ thống sản xuất, Mô phỏng hệ thống sản xuất và dịch vụ, Quản lý chuỗi cung ứng, Sản xuất tinh gọn, Trò chơi mô phỏng kinh doanh…
Học kỳ 5 đến 8: thực tập chuyên ngành (3 kỳ thực tập liên tiếp, và khóa luận tốt nghiệp)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Mục tiêu đầu ra: Sinh viên được trang bị:
Kiến thức chuyên ngành về Quản lý Hệ thông Công nghiệp
Khả năng áp dụng thực tế về Quản lý Hệ thống Công nghiệp
Kỹ năng mềm chuyên nghiệp như: giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng máy tính và phần mềm để hỗ trợ công việc sau này
Khả năng giao tiếp tốt, khả năng độc và viết văn bản bằng tiếng Anh để làm việc được trong môi trường quốc tế
Ưu điểm:
Học hoàn toàn bằng tiếng Anh với các môn chuyên ngành nên các kỹ năng ngoại ngữ nhanh hoàn thiện;
Học kết hợp với thực hành tại các doanh nghiệp ngay trong quá trình học;
Phương pháp đào tạo tiên tiến chú trọng cả kiến thức, và kỹ năng mềm;
Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế: đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình tương đồng với các chương trình của trường nước ngoài;
Giảng viên nhiều kinh nghiệm của Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài và giảng viên người nước ngoài đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Thái Lan, Singapore…;
Nhiều đợt thực tập tại doanh nghiệp;
Học tập cùng lãnh đạo các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đối tác: Toyota Việt Nam; Legroup; Canon Việt Nam; Tập đoàn HB; Hanesbrand; May Bắc Giang; EMTC; Kim Khí Thăng Long …;
Cơ hội chuyển tiếp hoặc học sau đại học tại các trường nước ngoài dễ dàng.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cơ hội làm việc môi trường quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI, đơn vị sản xuất trong và nước ngoài;
Cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp dịch vụ;
Cơ hội làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị có liên quan lĩnh vực Quản lý hệ thống công nghiệp.
Dễ dàng học tiếp nâng cao, chương trình sau đại học tại các trường nước ngoài.
Vị trí làm việc:
Chuyên viên – chuyên gia tại các đơn vị sản xuất: Quản lý chuỗi cung cấp/ logistics, Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Quản lý Kho và dự trữ, Quản lý Mua sắm
Chuyên viên – chuyên gia tại các đơn vị dịch vụ: Cải tiến quy trình, Mua sắm vật tư, Quản lý chuỗi cung ứng
8. Kinh phí đào tạo: Khoảng 40-45 triệu/năm
Nguồn:https://nhaxehoanglong.com/
Xem Thêm Bài Viết Khác:https://nhaxehoanglong.com/tin-tuc